Hành trang nghề tuyển dụng

Một số lỗi thường gặp khi screen CV nên biết

by Admin 30/12/2023 715

Screen CV là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, không ít nhà tuyển dụng mắc phải những lỗi thường gặp khi screen CV, khiến họ bỏ lỡ những ứng viên tiềm năng. Vậy những lỗi thường gặp của Screen CV là gì, cách giảm thiểu ra sao, hãy cùng Recland.co  tìm hiểu ngay về Screen CV là gì và những vấn đề liên quan ngay nhé.

Screen CV là gì?

“Screen CV” là việc sàng lọc và đánh giá các ứng viên dựa trên thông tin có trong hồ sơ cá nhân (CV) của họ. Quá trình sẽ này giúp nhà tuyển dụng chọn lọc những ứng viên tiềm năng để tham gia vào vòng phỏng vấn. Thông qua Screen CV, nhà tuyển dụng có thể loại bỏ những ứng viên không phù hợp với vị trí công việc và tập trung vào những ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp nhất. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên trong quá trình tuyển dụng.

Screen CV Là Gì? 5 Bước Sàng Lọc Hồ Sơ Ứng Viên Hiệu Quả, Chính Xác Nhất

Thông qua Screen CV, nhà tuyển dụng có thể loại bỏ những ứng viên không phù hợp

Quá trình screen CV thường bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ ứng viên tìm việc.
  • So sánh hồ sơ ứng viên với yêu cầu tuyển dụng của vị trí cần tuyển. 
  • Lựa chọn những hồ sơ phù hợp nhất với yêu cầu tuyển dụng để tiến hành các vòng phỏng vấn tiếp theo.

Một số lỗi thường gặp khi screen CV nên biết

Trong sàng lọc CV, nhiều nhà tuyển dụng có thể mắc một số lỗi khiến quá trình này không đạt hiệu quả như mong muốn. Vậy, những lỗi thường gặp khi screen CV là gì, hãy tham khảo phần tiếp theo đây của bài viết để giải đáp nhé.

Không có tiêu chí tuyển dụng cụ thể

Một lỗi thường gặp khi screen CV là không xác định rõ các tiêu chí tuyển dụng. Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá CV một cách mơ hồ và không nhất quán. Để tránh lỗi này, nhà tuyển dụng nên xác định trước các yêu cầu, kỹ năng, kinh nghiệm cụ thể mà họ đang tìm kiếm ở ứng viên và đưa ra những bài kiểm tra, câu hỏi sàng lọc ứng viên phù hợp.

Sàng lọc theo cảm tính

Sàng lọc CV dựa trên cảm tính cá nhân thay vì dựa trên dữ liệu và tiêu chuẩn cụ thể cũng là một lưu ý mà nhà tuyển dụng cần quan tâm khi tìm hiểu về những lỗi thường gặp khi screen CV là gì. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ ứng viên có tiềm năng. Để tránh lỗi này, nhà tuyển dụng nên sử dụng tiêu chuẩn khách quan và thang điểm để đánh giá CV.

Chữa bệnh cảm tính - Báo Công an Nhân dân điện tử

Nhà tuyển dụng nên sử dụng tiêu chuẩn khách quan và thang điểm để đánh giá CV

Đánh giá hời hợt, qua loa

Một lỗi khác là đánh giá CV một cách qua loa, không dành đủ thời gian để đọc và hiểu hoàn toàn thông tin trong CV. Điều này có thể khiến cho nhà tuyển dụng bỏ lỡ những thông tin quan trọng. Để tránh lỗi này, cần dành thời gian đọc kỹ và đánh giá từng phần của CV.

Cứng nhắc và không linh hoạt

Sai lầm thứ tư là việc sàng lọc CV một cách cứng nhắc, không để lại sự linh hoạt trong việc đánh giá ứng viên. Điều này có thể khiến bỏ lỡ những ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm tương tự nhưng có khả năng đóng góp khác biệt. Để khắc phục, nhà tuyển dụng cần xem xét sự phù hợp tổng thể của ứng viên với tổ chức thay vì chỉ tập trung vào một số tiêu chí cụ thể.

Đánh giá chủ quan, không xác thực thông tin

Lỗi cuối cùng và phổ biến không kém khi tìm hiểu về những lỗi thường gặp khi screen CV là gì chính là đánh giá CV một cách chủ quan, không kiểm tra, xác minh lại thông tin. Điều này có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá sai về năng lực của ứng viên, dẫn đến những quyết định tuyển dụng sai lầm.

Để khắc phục, nhà tuyển dụng cần kiểm tra và xác thực thông tin trong CV trước khi đánh giá ứng viên, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu trong hồ sơ.

Biện chứng chủ quan là gì? Ví dụ về biện chứng chủ quan

Nhà tuyển dụng cần kiểm tra và xác thực thông tin trong CV trước khi đánh giá ứng viên

 

Hướng dẫn quy trình sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả, chính xác nhất

Chỉ với 5 bước đơn giản, nhà tuyển dụng đã có thể Screen CV nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. 

Bước 1: Xây dựng các tiêu chí đánh giá hồ sơ ứng viên

Tiêu chí đánh giá ứng viên là căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí mà doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng. Các tiêu chí sẽ được phân chia theo các mức khác nhau, bao gồm: 

  • Tiêu chí đánh giá cơ bản (trình độ học vấn, kỹ năng, hình thức CV,…)
  • Tiêu chí đánh giá trọng tâm (kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc, thành tích đạt được,…)
  • Tiêu chí đánh giá bổ sung (sở thích, nơi ở, tình trạng hôn nhân,…)

Cách sàng lọc hồ sơ ứng viên chính xác, hiệu quả nhất

Tiêu chí đánh giá ứng viên là căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí mà doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng.

Với những tiêu chí đánh giá hồ sơ ứng viên được nêu trong phần (3), bạn tiến hành lựa chọn và sắp xếp các tiêu chí theo các mức độ đánh giá kèm theo các yêu cầu cụ thể. Điều này giúp bạn có thể xây dựng nên khung đánh giá ứng viên chuẩn cho vị trí cần tuyển dụng.

Ví dụ: Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel tuyển dụng vị trí nhân viên Kinh doanh dự án B2B xây dựng các tiêu chí đánh giá hồ sơ ứng viên về nội dung CV như sau: 

– Tốt nghiệp các trường Đại học chuyên ngành Kinh tế, Luật, Tài chính và Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các chuyên ngành khác có liên quan.

– Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm về kinh doanh dự án, phát triển đại lý, biết tạo dựng mối quan hệ kinh doanh… Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm kinh doanh thiết bị điện tử, cơ điện lạnh và giải pháp thông minh…

– Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình tốt, kỹ năng làm việc nhóm

– Có khả năng chịu áp lực công việc tốt, có thể làm ngoài giờ và mong muốn gắn bó với công ty.

– Kỹ năng văn phòng tốt đặc biệt là powerpoint – Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh đạt 500 TOEIC hoặc 5.0 IELTS, nghe và nói tốt.

Bước 2: Loại bỏ những CV không đạt tiêu chuẩn

Xác định rõ các mục tiêu đánh giá, nhà tuyển dụng tiến hành loại bỏ những CV không đạt tiêu chuẩn. Dựa trên các tiêu chí đánh giá, những CV không đáp ứng được các tiêu chí đó sẽ được loại bỏ. 

screen cv

Xác định rõ các mục tiêu đánh giá, nhà tuyển dụng tiến hành loại bỏ những CV không đạt tiêu chuẩn

Chú ý: Trong bước 2, nhà tuyển dụng chỉ cần quan tâm đến sự tương thích giữa CV của ứng viên và các tiêu chí đánh giá.

Ví dụ: Ứng viên A có học vấn loại giỏi tại trường đại học hàng đầu tại Việt Nam chuyên ngành kinh tế, đã đạt rất nhiều danh hiệu và giải lớn trong các cuộc thi. Ứng viên này còn có rất nhiều tài lẻ và kỹ năng như Photoshop, chụp ảnh, canva,… Tuy nhiên, ứng viên lại chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế tại bất kỳ doanh nghiệp nào. 

Trong những tiêu chí tuyển dụng cho vị trí chuyên viên kinh doanh của công ty B có tiêu chí về kinh nghiệm đòi hỏi ứng viên phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong vị trí tương đương. Do đó, hồ sơ của ứng viên A sẽ bị loại bỏ vì không đạt tiêu chí về kinh nghiệm. 

Bước 3: Tổng hợp những CV ứng viên đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá

Khi loại bỏ được những CV không đạt tiêu chuẩn, nhà tuyển dụng tiếp tục tổng hợp và chọn lọc những CV đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá. 

Ví dụ: Trong 20 hồ sơ ứng viên, HR đã loại bỏ 6 hồ sơ không đạt tiêu chuẩn và 14 hồ sơ ứng viên đạt tiêu chuẩn. Với 14 hồ sơ còn lại, HR sẽ tiến hành lọc ra những hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánh giá. Kết quả thu về 10 hồ sơ. 

Bước 4: Lập danh sách ứng viên “ưu tú” nhất

Bước tiếp theo của Screen CV, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành phân tích sâu từng CV để đánh giá ứng viên chính xác hơn. Trong từng CV đã được sàng lọc trong bước 3, doanh nghiệp tiến sàng lọc để tìm ra những CV chất lượng nhất. 

Bằng cách tìm ra những điểm chung, điểm mạnh, điểm yếu của từng hồ sơ ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ tìm được cho mình những ứng viên “ưu tú” nhất. Đặc biệt, nhà tuyển dụng sẽ chú trọng đánh giá về kinh nghiệm làm việc của ứng viên và những kỹ năng cần thiết. 

Chú ý: Các hoạt động đánh giá và so sánh đều phải dựa trên nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp để đảm bảo tính khách quan và chính xác. 

Bước 5: Xác nhận thông tin từ ứng viên

Với danh sách ứng viên đã được sàng lọc kỹ lưỡng, nhà tuyển dụng cần xác thực lại thông tin trong hồ sơ của ứng viên để hoàn thành quá trình Screen CV. Điều này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra tính chính xác về thông tin của ứng viên cũng như đánh giá thêm về sự trung thực và đạo đức của ứng viên.

Những cách xác thực thông tin từ ứng viên, doanh nghiệp có thể áp dụng như: 

  • Làm bài kiểm tra nhanh
  • Yêu cầu ứng viên chia sẻ một số dự án/ sản phẩm đã làm
  • Hỏi đáp

Ví dụ: Nhà tuyển dụng có thể hỏi lại ứng viên về thông tin trong CV để so sánh câu trả lời của ứng viên với hồ sơ của ứng viên. Nếu câu trả lời của ứng viên đồng nhất với thông tin trong CV thì chứng tỏ thông tin đó là chính xác. Cụ thể như: Khi làm việc tại công ty cũ, em đã làm những công việc gì? Em có thể chia sẻ chi tiết về những công việc và kết quả em đạt được không? 

Lời Kết

Tóm lại, trong quá trình tuyển dụng, việc hiểu rõ Screen CV là gì và tránh những lỗi thường gặp là quan trọng để đảm bảo rằng bạn chọn lựa những ứng viên tốt nhất cho tổ chức của mình. Hy vọng với bài viết trong chuyên mục Cẩm nang tuyển dụng này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Screen CV là gì.

 

Bài viết liên quan

Xem tất cả