Tuyển dụng chủ động là việc doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng, thay vì chờ đợi ứng viên nộp hồ sơ. Dựa trên cuộc khảo sát gần đây của Linkedin, có tới 84% nhà tuyển dụng cho rằng việc chủ động thu hút ứng viên đang dần trở nên quan trọng, đặc biệt là các vị trí cấp trung và cấp dưới nhằm xây dựng mạng lưới nhân tài bền vững.
Điều này xuất phát từ nhu cầu tuyển dụng nhân tài ngày càng cao, trong khi nguồn cung ứng viên có hạn. Bên cạnh đó, các ứng viên cũng ngày càng chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm, do đó doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong việc tiếp cận họ.
Doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng
Tiếp tục xu hướng từ năm 2023, ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng tự động hóa vào quy trình tuyển dụng.
Tự động hóa tuyển dụng cho phép nhà tuyển dụng đẩy nhanh tốc độ, giảm bớt các giai đoạn thủ công, lặp đi lặp lại, vốn thường tốn nhiều thời gian và công sức, như: sàng lọc hồ sơ đầu vào (pre-screen), quản lý hồ sơ nguồn ứng viên, gửi email hàng loạt cho những ứng viên ở các giai đoạn tuyển dụng khác nhau.
Đầu tư vào các công cụ và công nghệ tuyển dụng
Hầu hết các chuyên gia tuyển dụng đồng ý rằng đầu tư vào các công cụ và công nghệ tuyển dụng tiên tiến là cách tốt nhất để cải thiện hiệu suất của nhà tuyển dụng.
Các nhiệm vụ tuyển dụng có thể được tự động hóa bao gồm:
+) Sàng lọc hồ sơ ứng viên
+) Gửi email thông báo cho ứng viên
+) Lập lịch phỏng vấn
+) Theo dõi quá trình tuyển dụng
Trước đây, việc tuyển dụng thường dựa vào cảm nhận và trực giác của nhà tuyển dụng nhiều hơn là dữ liệu, điều này tốn nhiều thời gian để tích lũy và phân tích.Tuyển dụng dựa trên dữ liệu là sử dụng các dữ kiện và số liệu thống kê để đưa ra quyết định tuyển dụng, từ việc chọn ứng viên đến lập kế hoạch. Nhờ đó, nhà tuyển dụng theo dõi được mức độ thành công của quy trình tuyển dụng và xây dựng quy trình hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc thu thập và phân tích dữ liệu trong quá trình tuyển dụng sẽ loại bỏ phỏng đoán và thành kiến, nhằm bảo đảm doanh nghiệp lựa chọn đúng người.
Sử dụng các dữ kiện và số liệu thống kê để đưa ra quyết định tuyển dụng
Trải nghiệm ứng viên tốt không chỉ giúp tạo ấn tượng tích cực và giữ chân ứng viên tiềm năng mà còn nâng cao danh tiếng của tổ chức. Đồng thời, nó cũng tiết kiệm thời gian và nguồn lực tuyển dụng.
Tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho ứng viên
Để xây dựng một trải nghiệm ứng viên tích cực, nhà tuyển dụng cần tập trung vào các yếu tố:
+) Đơn giản hóa quy trình tuyển dụng.
+) Giao tiếp đều đặn, rõ ràng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, tạo sự tin tưởng và thoải mái.
+) Tạo một trang web tuyển dụng hấp dẫn, cung cấp thông tin rõ ràng về doanh nghiệp và cơ hội nghề nghiệp.
+) Trong quá trình phỏng vấn, tạo ra môi trường thoải mái hỗ trợ ứng viên thể hiện tốt nhất.
+) Sử dụng công nghệ để tự động hóa và tương tác với ứng viên cũng giúp tối ưu hóa quy trình.
+) Lắng nghe, tiếp nhận phản hồi từ ứng viên để điều chỉnh, nâng cao chất lượng cho quy trình tuyển dụng.