Hành trang nghề tuyển dụng

5 kỹ thuật đặt câu hỏi phỏng vấn mà HR cần nằm lòng

by Admin 25/07/2022 1907

“Những câu hỏi phỏng vấn không đơn giản như thế. Điều này dẫn đến phần thứ hai của chiến lược: sử dụng nghệ thuật đặt câu hỏi phỏng vấn. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật đặt câu hỏi và kỹ năng giao tiếp phù hợp, bạn sẽ tìm ra những ứng viên phù hợp. “

Dưới đây là một số kỹ thuật đặt câu hỏi hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng áp dụng trong các cuộc phỏng vấn tiếp theo.

  1. Kỹ thuật đặt câu hỏi mở 

Đối với các câu hỏi như “Hãy nói một chút về bản thân bạn” thì ứng viên không thể trả lời bằng một câu đơn giản “Có” hoặc “Không”. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở rộng câu trả lời và trò chuyện với bạn. Đó là một cách tuyệt vời để bạn lắng nghe quan điểm của họ và hiểu họ nhiều hơn. Một số ví dụ về kỹ thuật đặt câu hỏi này bao gồm:

-  Hãy kể về một tình huống mà bạn đã kiểm soát được khi gặp phải tình huống stress.

-  Công việc lý tưởng mà bạn theo đuổi sẽ như thế nào?

-  Điều gì khiến bạn muốn làm việc và gắn bó tại nơi đây?

Những câu hỏi này khiến ứng viên thảo luận và trình bày chi tiết về chủ đề được nhắc đến. Thông qua những câu trả lời dài hơn, bạn sẽ có thể gián tiếp biết được những thông tin quan trọng về ứng viên, như động cơ thúc đẩy họ, kỹ năng của họ nằm ở đâu, họ đánh giá cao điều gì và họ đã làm việc như thế nào trong quá khứ.

  1. Kỹ thuật đặt câu hỏi thăm dò

Các câu hỏi thăm dò giúp ứng viên suy nghĩ sâu hơn về những gì họ đã trả lời, từ đó cung cấp cho bạn thông tin rõ ràng và chi tiết hơn. Những câu hỏi này cũng khiến ứng viên bày tỏ những gì họ có thể chưa chuẩn bị để nói trong cuộc phỏng vấn. Nếu bạn cảm thấy rằng một ứng viên đang tránh nói với bạn điều gì đó hoặc nếu bạn vô tình mất dấu những gì họ đang nói thì các câu hỏi thăm dò như “Sao bạn lại nghĩ như vậy?”, “Ý bạn là gì khi muốn nói điều này?” là một cứu cánh trong giao tiếp.

  1. Kỹ thuật đặt câu hỏi dẫn dắt

Bằng cách đặt những câu hỏi dẫn dắt, bạn đang hướng hướng viên theo lối suy nghĩ của mình, không cho phép họ có không gian riêng để suy nghĩ. Bởi vì bạn đang thúc đẩy ứng viên trả lời câu hỏi theo một cách cụ thể, nên đây không phải là kỹ thuật đặt câu hỏi được khuyến khích nhất. Nhưng nó giúp ứng viên trả lời một cách chính xác, tránh những câu trả lời mơ hồ và lãng phí thời gian. Một số ví dụ bao gồm:

-   Nhiều nhân viên ở đây thích làm việc ngoài giờ. Bạn nghĩ gì về điều này?

-   Bạn đã nói rằng bạn thành thạo Microsoft Word, phải không?

-   Nếu bạn không có bất kỳ câu hỏi nào khác, chúng ta có thể thống nhất ngày bắt đầu làm việc không?

Trong tất cả những câu hỏi được đề cập, bạn đã chỉ ra cho họ câu trả lời tốt nhất. Nếu bạn đưa ra một câu hỏi phức tạp, điều này gián tiếp giúp ứng viên trả lời câu hỏi. Với ý nghĩ đó, kỹ thuật đặt câu hỏi này không nên chỉ được sử dụng cho ứng viên yêu thích của bạn. Các câu hỏi dẫn dắt nên được sử dụng một cách cẩn thận và không thiên vị.

  1. Kỹ thuật đặt câu hỏi xoáy

Đó là dạng câu hỏi phức tạp bao gồm một giả định gây tranh cãi mà ứng viên có khả năng không đồng ý. Khi sử dụng những câu hỏi này, bạn sẽ khiến ứng viên muốn tự bảo vệ mình, chẳng hạn:

-  Bạn nói rằng bạn thích làm việc nhóm để tạo ấn tượng với tôi, hay bạn thực sự thích như vậy?

-  Nếu tôi muốn bạn hoàn thành báo cáo vào Chủ nhật, bạn có sẵn lòng làm việc không?

-  Hãy kể về những điểm yếu của bạn, chúng đã cản trở bạn hoàn thành công việc như thế nào?

Những câu hỏi này là cơn ác mộng đối với nhiều ứng viên. Chúng đáng sợ và có thể gây khó chịu nếu không được diễn đạt cẩn thận. Ứng viên phải chuyển hướng giả định của bạn và trên hết là trả lời vào vấn đề chính. Nếu bạn muốn kiểm tra thái độ tích cực, kỹ năng giao tiếp và sự tự tin của ứng viên, những câu hỏi này sẽ nhanh chóng tiết lộ điều đó.

Nhưng nhìn chung, tốt nhất bạn nên sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi này một cách tiết kiệm và tập trung vào việc hỏi về các chủ đề liên quan đến công việc.

  1. Kỹ thuật đặt câu hỏi phễu

Hãy nghĩ về hình dạng của một cái phễu: nó lớn ở phần đầu và từ từ thu hẹp lại. Tương tự, kỹ thuật này bắt đầu bằng cách đặt các câu hỏi chung chung và sau đó đi sâu vào các điểm cụ thể hơn, chi tiết hơn. Trong bối cảnh phỏng vấn, nó được thể hiện như sau:

- Bạn đã bao giờ nắm giữ vị trí lãnh đạo chưa?

- Bạn đã dẫn dắt bao nhiêu người?

- Bạn có nghĩ mình là một nhà lãnh đạo hiệu quả không?

Đây là một cách tuyệt vời để có được bức tranh chính xác về kinh nghiệm của ứng viên. Khi các ứng viên muốn tạo thiện cảm với bạn, họ có thể đưa ra những câu chuyện dài dòng, phóng đại và không tập trung vào thành tích trong quá khứ của họ. Các câu hỏi dạng phễu sẽ loại bỏ thông tin không cần thiết và rút ra những thông tin cụ thể mà bạn quan tâm nhất.

Chúng cũng có thể được sử dụng như một chất tăng cường sự tự tin và một liều thuốc giảm lo lắng khi phỏng vấn. Bạn có thể đặt các câu hỏi tiếp theo về các khía cạnh mà bạn cảm thấy họ tự hào nhất. Dù thừa nhận hay không, tất cả chúng ta đều thầm thích nói về những điểm mạnh và thành tích của bản thân mình.

Các cuộc phỏng vấn tuyển dụng rất phức tạp và đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Mỗi phương pháp đặt câu hỏi đều phục vụ một mục đích riêng nhưng bạn nên chọn các kỹ thuật cho phép ứng viên bộc lộ và thể hiện tính cách và kỹ năng của họ. Điều này sẽ đảm bảo bạn nhận được thông tin phù hợp, theo đúng cách và giúp bạn chọn được ứng viên tốt nhất cho công việc.

 

Bài viết liên quan

Xem tất cả