Nhân sự (HR) một trong những nghề nghiệp có nhu cầu cao nhất và phát triển nhanh nhất hiện nay. Bộ phận Nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào, bởi bộ phận này thực hiện rất nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau để quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, đảm bảo sự vận hành ổn định và phát triển của tổ chức. Để có thể vững vàng và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này, người làm nhân sự cần trau dồi những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết.
HR là cách viết tắt từ cụm từ Human Resources, là bộ phận chịu trách nhiệm các hoạt động, công việc liên quan tới nhân lực trong doanh nghiệp. HR thực hiện các hoạt động cụ thể như: tuyển dụng nhân sự, đào tạo phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo những chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên trong doanh nghiệp.
Bởi vậy bộ phận HR có vai trò quan trọng, liên quan mật thiết với tất cả những hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp.
HR có liên quan mật thiết với tất cả những hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp.
Để có thể hoàn thành tốt công việc được giao và tròn trách nhiệm, ngoài việc hiểu rõ HR là gì bạn cần sở hữu những kỹ năng sau đây:
Các công việc hành chính luôn là đóng vai trò quan trọng trong phòng Nhân sự. Những nhiệm vụ này có thể kể đến như xử lý hồ sơ giấy tờ, quản lý chấm công, quản lý tài sản thiết bị, các công tác lễ tân,... Sở hữu các kỹ năng chuyên môn hành chính tốt, người làm nhân sự sẽ trở nên vững vàng trên lộ trình phát triển nghề nghiệp của mình.
Kiến thức chuyên môn về quản trị nhân sự - quản lý nguồn nhân lực sẽ củng cố nhiều kỹ năng và năng lực nhân sự khác. HR cần nắm rõ chức năng nhiệm vụ, các mảng chính, các vị trí trong phòng Nhân sự, các công việc của nhà quản lý nhân sự,... Sở hữu kiến thức nền tảng về giáo dục hoặc tâm lý học cũng sẽ bổ trợ mạnh mẽ cho kỹ năng chuyên môn này.
Kiến thức chuyên môn về quản trị nhân sự - quản lý nguồn nhân lực sẽ củng cố nhiều kỹ năng và năng lực nhân sự khác
Nhà tuyển dụng cũng là bộ phận trung gian để kết nối mỗi ứng viên với đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Lúc này vai trò của họ là người truyền đạt và cần đảm bảo thông tin truyền đi phải chính xác. Do đó nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt, quy trình này sẽ trở nên phức tạp và không đạt được hiệu quả. Vậy nếu bạn rụt rè và không tự tin về bản thân sẽ ảnh hưởng tới cả hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt ứng viên. Ngược lại nếu bạn cho họ thấy được bản thân là người hiểu biết, tự tin có thể sẽ tạo ấn tượng tốt với ứng viên về doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng là người đầu tiên tiếp xúc với ứng viên, cũng là bộ mặt và văn hóa của doanh nghiệp.
Ngoài việc hiểu rõ HR là gì, nhà tuyển dụng cũng cần có kỹ năng marketing. Trong khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp mỗi lúc một tăng, các tiêu chí tuyển dụng cũng cao hơn, đòi hỏi nhiều điều từ ứng viên nhưng ứng viên tài năng lại không nhiều. Đặc biệt ở một số ngành hot như logistics hay công nghệ thông tin việc tìm ứng viên giỏi không dễ dàng.
Trước hết, nhà tuyển dụng phải là nhà tiếp thị tài ba, quảng bá và làm nổi bật thương hiệu cá nhân và của doanh nghiệp trong mắt những ứng viên tiềm năng. Qua đó giúp ứng viên cảm nhận được các giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho họ. Đôi khi ứng viên còn quan tâm đến những giá trị đó hơn cả lợi ích mà họ nhận được từ doanh nghiệp về mặt tài chính.
Kỹ năng quan trọng để thành công của HR là gì? Nhà tuyển dụng cần lắng nghe ý kiến của những thành viên khác trong cùng bộ phận, nguyện vọng của mỗi ứng viên cũng như yêu cầu của doanh nghiệp. Cần tìm hiểu xem mỗi bên đang tìm kiếm và mong đợi điều gì.
Khi đã thấu hiểu được ứng viên HR cũng có thể đưa ra những câu hỏi phỏng vấn sâu sắc để hiểu họ hơn, nắm rõ các thông tin quan trọng đồng thời đưa ra quyết định tuyển dụng hợp lý.
Không phải đa số nhưng cũng có những khi linh cảm có thể giúp nhà tuyển dụng chọn được một ứng viên tuyệt vời. Thế nhưng đây cũng là nguyên nhân xảy ra nhiều trường hợp rủi ro trong tuyển dụng nhân sự. Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của HR là gì? Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, không phải lúc nào cũng lựa chọn theo cảm tính. Nhân viên tuyển dụng cũng cần có tư duy phản biện cùng với óc logic để phân tích tình huống, thu thập thông tin rồi đưa ra quyết định chính xác nhất.
Với sự bùng nổ của công nghệ như ngày nay, ngoài các kỹ năng và tố chất kể trên, mỗi HR cần biết cách vận động linh hoạt công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất công việc của mình. Nguyên nhân là bởi đối tượng cũng như thói quen tuyển dụng có nhiều thay đổi so với trước đây.
Công nghệ có vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu suất công việc cho mỗi cán bộ tuyển dụng
Ví dụ đối tượng lao động trẻ thường là thế hệ Z, dịch bệnh kéo dài khiến họ quen làm việc ở nhà. Chính vì thế các cuộc phỏng vấn online diễn ra thường xuyên và trở nên phổ biến hơn. Hạ tầng công nghệ có vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu suất công việc cho mỗi cán bộ tuyển dụng
Nghề nhân sự không đòi hỏi bạn phải bắt đầu từ bằng cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên bạn cần phải yêu mến nghề và có những kỹ năng, tố chất cần thiết mới có thể thành công trong công việc của mình. Để giữ vị trí quản lý nhân sự các bạn trẻ cần bắt đầu bằng những công việc cụ thể, phấn đấu mỗi ngày để có cơ hội trở thành HR Manager. Nếu như bạn có những kỹ năng và phẩm chất phù hợp, đồng thời có kỹ năng nghiệp vụ tốt thì thăng tiến chỉ là vấn đề thời gian.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn hiểu rõ HR là gì cũng như những kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc được giao. Hơn nữa qua đó có thể thu về cho mình những kinh nghiệm quý báu, tăng cơ hội thăng tiến sau này.Tuyển dụng nhân sự là một ngành nghề ổn định, thu nhập cũng khá nếu như bạn biết cách làm việc và vươn lên trong công việc.