Hành trang nghề tuyển dụng
Các cấp bậc cơ bản của lập trình viên mà các HR IT cần nắm rõ
Các cấp độ lập trình viên là gì, đây chắc chắn là vấn đề của nhiều bạn khi muốn làm việc, phát triển thành lập trình viên. Để giúp bạn có thể hiểu hơn về lập trình viên, các cấp độ lập trình viên như thế nào, HRI Recland đã tổng hợp bài viết “Các cấp độ lập trình viên: Làm lập trình viên có những cấp độ nào?” ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi.
Khái niệm lập trình viên là gì?
Trước khi đi đến tìm hiểu các cấp độ lập trình viên, bạn sẽ cần hiểu về khái niệm lập trình viên là gì?
Lập trình viên hay còn có những tên gọi khác là kỹ sư phần mềm, Developer, Programmer và thường được gọi chung là DEV. Họ là những nhân sự sẽ sử dụng các nghiệp vụ chuyên môn bao gồm ngôn ngữ lập trình, khả năng tư duy, logic để có thể thiết kế, xây dựng được các chương trình, phần mềm hoặc ứng dụng theo yêu cầu.
>> Xem thêm: 7 năng lực cốt lõi tuyệt vời của nhân viên mà HR cần “tinh ý” nhận biết
Các cấp độ lập trình viên
Lập trình viên hay là các kỹ sư phát triển, thiết kế phần mềm
Các cấp độ lập trình viên cần quan tâm
Nhiều bạn trẻ thường cho rằng, lập trình viên là công việc có “tuổi nghề” khá ngắn. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng. Nếu bạn là một lập trình viên và có tinh thần phấn đấu, chăm chỉ trong công việc, bạn vẫn có thể phát triển thành các CTO (giám đốc công nghệ) tại các doanh nghiệp.
Hãy cùng tham khảo ngay lộ trình thăng tiến, các cấp bậc của lập trình viên ngay sau đây.
- Lập trình viên sơ cấp (Junior Developer)
- Số năm kinh nghiệm: 0 – 3 năm.
- Nghiệp vụ chuyên môn: Có thể hiểu biết được sơ bộ vòng đời của sản phẩm ứng dụng; viết được các Script đơn giản; hiểu sơ bộ về dịch vụ ứng dụng, cơ sở dữ liệu. Chưa nắm được chi tiết triển khai các ứng dụng phức tạp hơn.
- Mức thu nhập: Từ 500 – 1.000 USD/tháng.
- Junior Developer thường đa phần là sinh viên ra trường, nhân sự chưa có hoặc có số năm kinh nghiệm còn ít. Họ khó có thể giải quyết được các vấn đề, dự án phức tạp như cấp Senior.
- Lập trình viên lâu năm (Senior Developer)
- Số năm kinh nghiệm: 4 – 10 năm.
- Nghiệp vụ chuyên môn: Có thể viết được các ứng dụng phức tạp; có hiểu biết chuyên sâu về vòng đời, dịch vụ phần mềm; hiểu biết chuyên sâu về cơ sở dữ liệu. Có thể làm việc được ở nhiều nền tảng, framework khác nhau.
- Mức thu nhập: Từ 1.000 – 1.500 USD/tháng.
- Senior Developer là những lập trình viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Họ từng tham gia, làm việc với nhiều dự án. Senior Developer thường khá phổ biến và ở nhiều độ tuổi khác nhau.
- Senior Developer sẽ một trong các cấp bậc lập trình viên có vai trò quan trọng, cấp bậc này được đánh giá là khởi đầu tốt cho việc bạn phát triển lên những vị trí cao hơn trong sự nghiệp.
- Senior Developer là một trong các cấp bậc lập trình viên phổ biến ở nhiều độ tuổi
- Lead Developer hoặc Architect
- Số năm kinh nghiệm: 7 – 10 năm.
- Nghiệp vụ chuyên môn: Sở hữu kiến thức, chuyên môn tương tự với một Senior.
- Mức thu nhập: Từ 1.500 – 2.000 USD/tháng.
- Sau một thời gian phát triển thành Senior Developer, các bạn lập trình viên có thể lựa chọn phát triển lên các cấp bậc lập trình viên tiếp theo bao gồm 2 hướng là Lead Developer hoặc Architect.
- Architect là lập trình viên thuần túy chuyên sâu hơn so với Senior, Nếu bạn cảm thấy nghiệp vụ quản lý không phù hợp với định hướng công việc, bạn có thể phát triển thành Architect. Ở vị trí này, bạn sẽ thường xuyên làm việc nhiều hơn với các hệ thống phức tạp và ít khi phải viết code trực tiếp.
- Lead Developer là cấp bậc quản lý cấp thấp – cấp trung tùy thuộc vào mô hình của doanh nghiệp. Vị trí này có trách nhiệm sử dụng kiến thức chuyên môn, khả năng lãnh đạo để quản lý, điều hành một nhóm cộng tác viên nhỏ hoàn thành dự án.
- Quản lý cấp trung (Mid-level Manager)
- Có quyền thực hiện tuyển dụng, sa thải các lập trình viên.
- Làm việc, thuộc quyền quản lý của các quản lý cấp cao hơn.
- Mức thu nhập: 1.500 – 2.500 USD/tháng.
- Mid-level Manager là một bước tiến trong các cấp bậc của lập trình viên. Bạn sẽ không chỉ dừng lại ở nghiệp vụ chuyên môn, quản lý nhóm nhỏ đơn thuần, Mid-level Manager sẽ cần là người thực hiện dung hòa nhiệm vụ, đội nhóm lập trình viên.
- Ngoài ra, Mid-level Manager sẽ thực hiện tuyển dụng, chiêu mộ lập trình viên, đánh giá kết quả và thực hiện cho quyết định nghỉ việc đối với các lập trình viên không đủ tiêu chuẩn. Đây sẽ là vị trí có nhiều yêu cầu trong công việc.
- Quản lý cấp cao (Senior Leader)
- Thường là các giám đống điều hành, CTO (giám đốc công nghệ) hoặc là VP.
- Lãnh đạo, quản lý toàn bộ nhân lực thuộc bộ phận công nghệ thông tin, lập trình viên.
- Thuộc quản lý trực tiếp của Ban Giám Đốc.
- Mức thu nhập: Từ 2.000 USD/tháng trở lên.
- Senior Leader là vị trí bao hàm, quản lý các cấp bậc lập trình viên có trong phòng công nghệ thông tin, bao gồm cả các quản lý cấp trung Mid-level Manager. Họ có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng đúng đắn cho phòng lập trình phát triển.
- Senior Leader cũng sẽ là người tạo động lực, đưa ra các quyết định cuối cùng đối với những nhân sự thuộc bộ phận lập trình viên. Hiện tại, đây được xem là cấp bậc phát triển cao nhất trong các cấp bậc lập trình viên.
Kết luận
Như bài viết hôm nay chia sẻ, bạn có thể thấy rằng lập trình viên có lộ trình thăng tiến khá rõ ràng. Hy vọng bạn đã hiểu về các cấp độ lập trình viên hiện nay để việc tuyển dụng ứng viên được rõ ràng hơn.
Nếu bạn đang quan tâm đến tuyển dụng lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình viên, đừng quên nhấp vào mục ” Tìm việc”. Tại đây, bạn có thể nộp CV các Jobs IT và có cơ hội sở hữu các khoản hoa hồng vô cùng hấp dẫn đến từ HRI Recland bạn nhé!